Nhằm phục vụ cho nhu cầu cá nhân mà bạn cần phải mua laptop cũ, nhưng hàng đã qua sử dụng tìm ẩn những rủi ro của nó như liệu máy có bị móp méo, hư hại hay còn nguyên vẹn không, có đáng tiền để bạn chi không hay có phù hợp với yêu cầu mà bạn cần không là những điều rất quan trọng. Thông thường
laptop cũ không thể nhận biết được từ bên ngoài, bạn cần kiểm tra phần cứng của máy bên trong mới biết được tình trạng của máy.
Qua bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những cách kiểm tra laptop cũ khi mua để đảm bảo bạn chọn được laptop vừa ý.
1.Chọn lựa địa điểm uy tín
Trước khi chọn lựa bước vào cửa hàng mua laptop cũ thì bạn cần xác định những nơi với dịch vụ hậu mãi tốt, có hỗ trợ đổi trả hàng khi gặp lỗi trong quá trình sử dụng. Vì là hàng đã qua sử dụng nên không đảm bảo máy sẽ hoạt động được tốt nên những cam kết đến từ cửa hàng rất quan trọng trong sự lựa chọn của bạn.
2.Kiểm tra webcam laptop
Các laptop cũ thường không đảm bảo webcam còn hoạt động, do đó để đảm bảo bạn nên kiểm tra khả năng hoạt động của webcam để có thể sử dụng được các chức năng gọi bằng video.
3.Kiểm tra Wifi của máy
Đây là bước quan trọng, bạn nên kiểm tra thử xem cardWifi có hoạt động ổn định hay không. Bạn nên kiểm tra nhiều vị trí đặt máy xem độ ổn định ra sao, có liên tục hay thường hay mất không. Nếu khả năng bắt wifi có nhưng chập chờn thì rất khó chịu trong quá trình sử dụng.
4.Kiểm tra cổng giao tiếp
Đảm bảo các cổng USB, LAN, mic, loa, đầu đọc thẻ nhớ, cổng HDMI vẫn còn hoạt động tốt. Kiểm tra kĩ càng trước khi quyết định mua nếu không chi phí sửa chữa sau này sẽ rất rắc rối.
5.Kiểm tra sạc và pin
Bộ sạc laptop phải hoạt động tốt, cung cấp đủ điện và đảm bảo an toàn cho laptop hoạt động. Pin laptop tiêu hao cũng cho bạn biết khi độ chai pin của máy, từ đó bạn ước lượng thời lượng pin.
6.Kiểm tra âm thanh
Bạn cần kiểm tra liệu âm thanh có quá bé không hay liệu âm thanh có bị bên được bên không nghe, âm thanh có rè không, có nhiễu không.
7.Kiểm tra touchpad của máy
Thao tác kiểm tra độ nhạy của touchpad, đồng thời dùng 2 hoặc 3 ngón sử dụng xem có nhạy không, có hoạt động đúng không. Nếu không cần đổi lại hoặc yêu cầu kiểm tra lại.
8.Kiểm tra bàn phím
Kiểm tra tất cả các phím của máy xem có phím nào bị liệt không, bấm không nhạy không. Nếu có phím không hoạt động sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng máy.
9.Kiểm tra màn hình
Quan sát tổng thể màn hình có lỗi hay trầy xước gì không, màn hình trầy xước quá nhiều sẽ cản trở tầm nhìn, khó đọc dữ liệu. Quan sát kiểm tra điểm chết, xem máy có bị hở sáng hay không. Với những người chuyên thiết kế đồ họa thì cần cẩn thận với việc kiểm tra điểm chết này.
10.Kiểm tra RAM
Việc lắp thêm hay thay mới RAM không phải vấn đề vì giá RAM hiện giờ không quá đắt đỏ. Bạn nên kiểm tra RAM để chắc chắn nó vẫn hoạt động tốt.
11.Kiểm tra ổ cứng
Đây là bước quan trọng và cần nhiều thời gian nhất. Bạn nên sử dụng phần mềm hỗ trợ, quản lí cho các loại ổ cứng. Việc ổ cứng hoạt động tốt sẽ giúp
laptop có tốc độ xử lí tốt hơn khi sử dụng.
12.Kiểm tra phần cứng máy
Bạn cần kiểm tra cấu hình máy có đúng như cửa hàng công bố không. Kiểm tra tổng thể thông qua lệnh hoặc phần mềm xem máy có đáp ứng được nhu cầu công việc của bạn không.
13.Kiểm tra bên ngoài máy
Điều cuối cùng là bạn kiểm tra tổng thể bên ngoài máy, xem có vết nứt vỡ hay móp méo ở đâu không. Khớp nối đóng mở máy cũng cần được kiểm tra vì thói quen thông thường của chúng ra mở máy có thể làm gãy bản lề.
Đó là những bước kiểm tra tổng thể một chiếc laptop cơ bản nhất khi mua. Tốt hơn hết nên nhờ người có kinh nghiệm đi cùng để tránh nhiều rủi ro khi mua. Đồng thời tìm những địa chỉ bán
laptop cũ uy tín để mua nhé!