Nếu bạn đang có ý định bắt đầu kinh doanh quán coffee nhưng chưa biết cần chuẩn bị gì, cần vốn ban đầu bao nhiêu, lập kế hoạch lâu dài thế nào. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn cách kinh doanh cafe từ A đến Z.
Sống giữa thành phố tấp nập đôi khi con người ta cần tìm đến một góc nhỏ nơi quán coffee, nếu bạn tâm huyết đặt nghệ thuật vào cửa hàng thì thành quả nhận được chắc chắn sẽ rất xứng đáng.
1.Kinh nghiệm mở quán coffee
1.1.Địa điểm kinh doanh
>>> Xem thêm: Các mẫu máy in hóa đơn chất lượng cho cửa hàng của bạn.
Địa điểm kinh doanh luôn là một yếu tố quan trọng khi bạn kinh doanh bất kể là gì, trước khi đưa ra quyết định bạn cần xem xét các khu vực có thể, tình hình dân cư, lượng khách hàng tiềm năng,..
Điều kiện cần thiết của một cửa hàng coffee hiện nay trước hết là yên tĩnh, nhưng đồng thời lượng khách hàng tiềm năng vẫn cần tập trung đông, trường học hay van phòng là một trong nhiều khu vực lý tưởng. Nếu khuôn viên bên ngoài quán là không gian có nhiều cây xanh thì rất tuyệt vời, một không khí thông thoáng đãng, nhẹ nhàng, một vườn hoa đầy màu sắc cũng là lý do để khách hàng của bạn quay lại đây.
1.2.Trang trí khung cảnh bên trong
Việc thành công của một quán coffee phần nhiều là do cách bày trí không gian bên trong. Thiết kế gian phòng, trang trí tường, đồ vật hay cách sắp xếp bàn ghế, những chi tiết này được khách hàng đánh giá rất cao và để lại ấn tượng.
Với quán coffee những tiêu chí cần đáp ứng là thoải mái, yên tĩnh là đủ. Những vật dụng trang trí của quán cần được sắp xếp khoa học, hợp lý. Bày trí chỗ ngồi hợp lí để tạo sự thoải mái tối đa. Một mẹo nhỏ để tạo không khí là bạn nên vẽ tranh tường kết hợp với dùng vật dụng trang trí cùng chủ đề. Khách hàng sẽ cảm thấy như đang bước vào một thế giới riêng, với sách, với cà phê, bỏ mặc những xô bồ ngoài kia.
Bạn phải đảm bảo cho ánh sáng của quán vừa đủ, không quá chói làm vỡ bố cục, không quá tối hay nhiều màu sắc gây mỏi mắt. Hệ thống thông gió, chống mối mọt cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ nội thất quán.
1.3.Nguyên liệu để làm nên tách coffee
Dĩ nhiên sản phẩm chính mà bạn kinh doanh là cà phê nên cần đặc biệt chú ý để tạo nên những tách cà phê ngon nhất. Muốn vậy thì việc đầu tiên cần làm là chọn nguyện liệu, bạn có thể mua sẵn cà phê đã qua chế biến về pha, đơn giản, không mất nhiều công sức, nhưng lại không có sự đặc biệt. Nếu muốn cầu kỳ hơn thì nên tự rang cà phê, chính khâu này sẽ tạo nên hương vị đặc trưng cho cửa hàng của bạn.
Không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu, người pha chế cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cho ra đời những tách cà phê đúng vị nhất. Bạn nên tuyển người đã có kinh nghiệm, nhạy cảm với hương cà phê và đam mê thức uống này. Bên cạnh đó, chính bạn hãy đi tìm hiểu và học hỏi những cách pha cà phê ngon để tạo nên một menu đồ uống cafe chỉ có ở riêng quán của mình.
1.4.Nghiên cứu đối thủ
Khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, bạn cần có sự tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường, để biết hiện nay tại khu vực bạn mở quán cafe có những thương hiệu nào và khả năng thu hút khách hàng của họ là như thế nào. Sau đó lên kế hoạch kinh doanh quán cafe của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Nghệ thuật đôi khi không phải thứ gì quá xa vời và ủy mị, ngay trong cuộc sống bình thường cũng tồn tại thứ nghệ thuật giản dị. Cafe giống như một góc yên tĩnh cho những ai đã mệt mỏi với bon chen ngoài kia, thế nên đừng bao giờ đặt nặng việc kinh doanh vào nó, hãy để khách hàng tự cảm nhận.
2.Kế hoạch kinh doanh
2.1.Vốn kinh doanh cần bao nhiêu?
Câu hỏi đầu tiên khách hàng quan tâm khi lập dự án kinh doanh quán cafe chính là mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn? hay nói cách khác là vốn đầu tư dành cho quán café cần là bao nhiêu? Chi phí mở quán café bạn cần có số tiền vốn cho thuê địa điểm, chi phí trang thiết bị, chi phí nguyên liệu, chi phí thuê nhân viên và còn có các chi phí phát sinh khác.
Với mỗi mô hình cafe khác nhau sẽ có những mức chi phí khác nhau phù hợp, nó có thể dao động với mức đầu tư tối thiểu khoảng từ 80 đến 90 triệu đồng.
2.2.Giấy phép kinh doanh
Khi lập dự án kinh doanh quán cafe, có 1 số loại giấy tờ cần phải có đó là giấy phép kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm, bạn cần đến phòng kinh tế – kế hoạch UBND quận nơi bạn mở quán để xin, gồm có: Đơn đăng ký theo mẫu, hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ.
Giấy chứng chỉ an toàn thực phẩm: Để có bộ hồ sơ này bạn cần nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền về VSATTP. Sau đó chờ các cơ quan đến thẩm định lại cơ sở nếu đạt yêu cầu bạn mới được cấp phép.
2.3.Lập menu đồ uống
Mô hình coffee phần lớn sẽ hướng đến những khách hàng có thời gian dài đến quán, họ vừa nhâm nhi café vừa đọc sách, lướt web. Vì thế ngoài những đồ uống như café, trà sữa, sinh tố, các loại trà khác,… thì bạn cũng nên bổ sung thêm các món ăn vặt như bánh ngọt, đồ ăn lai nhai để có thể giữ chân và làm hài lòng khách hàng nhiều hơn.
Và giá cả bạn chỉ nên để ở mức giá trung bình, vì với những đối tượng khách hàng này họ đến quán café với mục đích giải khát, gặp mặt bạn bè thư giãn và tìm không gian riêng.
2.4.Tìm nhà cung cấp nguyên liệu
>>> Xem thêm: Top các mẫu laptop cũ chất lượng giá tốt
Nên tìm đến những đơn vị chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho cửa hàng đồ uống để đảm bảo chất lượng coffee, không nên liên kết những cơ sở mới, chưa có sự uy tín trên thị trường.
2.5.Lập kế hoạch PR
Bạn có thể áp dụng các hình thức quảng cáo như mạng xã hội, tờ rơi,… để quảng bá và thu hút khách hàng. Bên cạnh đó những voucher giảm giá nhằm kích thích khách hàng đến với quán cafe sách của mình cũng là điều nên làm.