Trong lĩnh vực y tế nói chung và tại các bệnh viện nói riêng, thời gian luôn là “tài sản quý giá” mà ngay cả các các y bác sĩ, nhân viên y tế và cả bệnh nhân đều muốn tận dụng chúng hiệu quả trong từng giây từng phút. Tuy nhiên, thực trạng phải chờ đợi thật lâu tại bệnh viện để được tiếp nhận chữa bệnh là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng giờ đây, nhờ vào việc áp dụng công nghệ mã vạch mà các bệnh viện đã vận hành các khâu hiệu quả, nhanh chóng cũng như hạn chế được tối đa thời gian chờ đợi cho bệnh nhân. Không những thế, tình trạng sai sót, nhầm lẫn trong bệnh viện cũng giảm xuống đáng kể. Vậy hãy cùng tìm hiểu những ứng dụng của
máy quét mã vạch trong bệnh viện tại từng khâu hoạt động là gì nhé!
1. Ứng dụng trong khâu tiếp nhận bệnh nhân
Nhắc đến khâu tiếp nhận bệnh nhân hẳn sẽ có không ít người cảm thấy ngán ngẩm khi nhớ đến hình ảnh phải chờ đợi khá lâu trong không gian đông đúc. Thế nhưng, nếu so sánh với giai đoạn trước đây, thời gian tiếp nhận bệnh nhân tại các bệnh viện đã được giảm xuống, đặc biệt là với các bệnh viện áp dụng công nghệ hiện đại, trong đó phải kể đến công nghệ mã vạch.
Hiện nay, tại các bệnh viện tiên tiến đã ứng dụng hệ thống mã vạch để giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà cho nhân viên, phiền hà cho bệnh nhân. Có hai hình thức ứng dụng phổ biến nhất.
- Hình thức đầu tiên: các thông tin bệnh nhân được mã hóa thành những mã vạch khác nhau, in trên tem nhãn và dán trực tiếp lên sổ khám bệnh..
- Hình thức thứ hai: nếu là lần đầu làm thủ tục tại bệnh viện, bệnh nhân sau khi cung cấp đầy đủ thông tin sẽ được cấp riêng một chiếc thẻ từ thay thế hoàn toàn cho sổ khám bệnh. Trong những lần đến khám sau, người bệnh chỉ cần xuất trình thẻ mà không cần phải làm lại bất kỳ thủ tục hành chính nào. Thẻ từ này được in mã vạch và hoạt động như 1 sổ khám bệnh bỏ túi, vừa tiện lợi lại vừa nhỏ gọn.
Để ứng dụng công nghệ mã vạch tại khâu tiếp nhận, bệnh viện cần trang bị đầy đủ,
máy quét mã vạch giá rẻ, máy in thẻ và máy in mã vạch.
Sau khi nhận được chiếc thẻ từ hoặc sổ khám có chứa mã vạch do bệnh viện cấp cho bệnh nhân. Nhân viên tiến hành quét mã vạch để truy xuất thông tin trong kho dữ liệu phần mềm, từ đó tiến hành lựa chọn khoa, phòng khám cho bệnh nhân trực tiếp ngay trên hệ thống giúp quá trình đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.
2. Ứng dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân
Từ thông tin bệnh nhân được lưu trữ trong mã vạch, các bác sĩ sẽ nắm được đây là bệnh nhân mới, bệnh nhân đã từng hoặc đang chữa trị, nếu là đang chữa trị thì đã thực hiện đến giai đoạn nào, những điều cần lưu ý về bệnh nhân này,... từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Để truy xuất được các thông tin này, bệnh viện cần sử dụng đến thiết bị mã vạch gọi là máy quét.
Đó là đối với các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, còn với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tại bệnh viện hay bệnh nhân nội trú, ứng dụng mã vạch được thể hiện trong những chiếc vòng đeo tay của bệnh nhân.
Đây không phải là vòng tay thông thường mà là sản phẩm được tạo ra từ máy in tem nhãn mã vạch chuyên dụng. Tùy theo quy định của bệnh viện mà vòng tay chứa mã vạch này sẽ hiển thị các thông tin như tên bệnh nhân, khoa điều trị, thông tin bệnh án, tình trạng hiện tại, lịch sử bệnh lý,…
3. Ứng dụng trong khâu xét nghiệm
Mỗi ngày, phòng xét nghiệm của bệnh viện sẽ tiếp nhận số lượng mẫu cần xét nghiệm khá lớn và không hề dễ dàng quản lý tất cả nếu chỉ thực hiện bằng phương pháp thủ công. Chưa kể đến, việc nhầm lẫn giữa các mẫu thử dẫn đến sai kết quả của bệnh nhân làm ảnh hưởng đến điều trị là điều rất có thể sẽ xảy ra. Tuy nhiên, chỉ với việc ứng dụng công nghệ mã vạch, trường hợp xấu trên sẽ không còn xảy ra nữa. Cụ thể là mỗi mẫu xét nghiệm được dán tem nhãn mã vạch riêng và mã vạch trên tem nhãn này sẽ có chứa cả thông tin về bệnh nhân đã được mã hóa.
4. Ứng dụng trong quầy thuốc
Hầu hết tất cả các quầy thuốc đều đã được trang bị tem nhãn mã vạch riêng, vấn đề ở đây là phải làm sao để đảm bảo quá trình quản lý thuốc tại quầy hiệu quả và chính xác nhất.
Với
máy quét mã vạch tốt, nhân viên quầy thuốc sẽ đọc được thông tin bệnh nhân trên sổ khám hay thẻ từ, từ đó bốc đúng thuốc, đúng toa hạn chế hậu quả nghiêm trọng do sai sót, nhầm lẫn. Bên cạnh đó cũng quản lý được số lượng thuốc nhập, xuất hay tồn kho hiệu quả hơn. Qua đó bệnh viện sẽ nắm được loại thuốc nào còn, loại thuốc nào sắp hết để kịp thời nhập thuốc về phục vụ hoạt động chữa trị cho bệnh nhân.
Ứng dụng của mã vạch trong bệnh viện đem đến rất nhiều lợi ích không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho chính bệnh viện của bạn. Điển hình là tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng hiệu quả hoạt động, tạo tính chuyên nghiệp, xây dựng hình ảnh bệnh viện hiện đại, tiên tiến,… Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hoặc cần được tư vấn trực tiếp để chọn được thiết bị phù hợp, hãy liên hệ ngay với tintucdichvu.com.